Chồng tủi thân
Sau mỗi lần vợ chồng giận nhau, anh Nguyễn Sơn (Hà Nam) lại phàn nàn là “tủi thân” bởi con trai cưng của anh thế nào cũng về hùa với mẹ, lờ bố đi, khiến anh tự dưng thành người “cô đơn” trong nhà. Nếu anh không quan tâm chăm sóc con mà nó không thích đã đành, đằng này anh rất cưng chiều, lo toan cho con trai.
Mỗi ngày đi học con trai chỉ thích mẹ đưa đón, từ lúc lên xe tới lúc về nó líu lô đủ thứ chuyện với mẹ. Phải hôm bố đưa đi là nó lẳng lặng leo lên xe, ngồi im từ nhà tới tới tận trường, rồi từ trường về nhà bố có hỏi thì nó mới trả lời nhát gừng.
Hôm nào ăn cơm xong mẹ cũng bận dọn dẹp, cả nhà ngồi ở phòng khách uống nước, xem tivi. Con trai chờ mẹ xong việc, ngồi xuống là lập tức nó từ lòng bà nội sà ngay vào lòng mẹ. Nhiều lúc lên phòng ngủ, nó cứ quấn lấy mẹ, khiến anh phải “nhịn” suốt.
Những hôm mẹ đi vắng thì nó được bà nội chăm sóc. Nhưng tối đến vợ gọi điện về anh chưa kịp hỏi han gì vợ thì con trai tranh ngay máy di động của bố để líu lô đủ thứ chuyện, thậm chí mỗi câu “con nhớ mẹ lắm, mẹ về với con” cũng mất nửa tiếng.
Ảnh minh họa.
Đừng coi thường
Theo các chuyên gia tâm lý, các bà mẹ - nhất là các bà mẹ đơn thân đừng quá tự hào vì được bé trai quá yêu mẹ, bởi khi được con trai quá yêu thương thì người mẹ luôn là khuôn mẫu lý tưởng, và trong tâm hồn nó, người mẹ đã chiếm trọn tình cảm của con trai.
Hậu quả là bé trai quá yêu mẹ lớn lên thành chàng trai sẽ chỉ có thể yêu một người giống như mẹ, khó có thể hướng đến cô gái nào khác nữa. Cậu ấy có thể chiều chuộng, đưa đón bạn gái đi chơi lòng vòng, ăn uống, xem phim, trò chuyện rất vui vẻ…, còn khi mời một cô bạn gái đi chơi và có sự cam kết sắp đặt (như sẽ trở thành người yêu, thành vợ) thì sẽ khó có kết cục tốt cho mối cam kết quan hệ đó.
Ảnh minh họa.
Theo Newton Kondaveti - bác sĩ tâm lý y khoa nổi tiếng của Ấn Độ đã giải thích trong lớp “Chữa lành và hàn gắn", bé trai quá yêu mẹ sẽ sớm học tình yêu thương, linh hoạt, đặc biệt là sự nhạy cảm nắm bắt tâm lý, lớn lên sẽ trở thành người đàn ông tâm lý, dễ cảm thông và thấu hiểu hơn.
Trong thực tế, người mẹ là một người lớn, luôn đứng đằng sau con trai để hỗ trợ cậu ấy. Nhưng ở trường hợp này, xét về mặt năng lượng, cậu ấy luôn nhìn người mẹ là người ở bên cạnh cậu ấy (chứ không phải người lớn đứng sau hỗ trợ).
Vì vậy, gặp cô gái nào cũng lấy mẹ mình làm thước đo tiêu chuẩn, khiến cậu trở thành trai khê, trai ế, bởi cả cuộc đời cậu ấy đi tìm mẹ, chứ không phải đi tìm vợ.
Theo các chuyên gia tâm lý, để tránh những bi kịch trên, người mẹ nên có một khoảng cách nhất định đối với con trai. Ngay từ nhỏ, việc chăm sóc cũng phải giảm dần. Từ khi con trai 3-4 tuổi, người mẹ cũng cần tránh thay quần áo trước mặt con. Khi quan hệ chăn gối, cũng tránh để trẻ nhìn thấy.
Hà Dương
Đăng nhận xét