Tham dự Đại lễ cầu siêu có bà Nguyễn Thúy Anh, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội; Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa; các Thứ trưởng Bộ GTVT Lê Đình Thọ, Nguyễn Văn Công; Phó chủ tịch Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Nguyễn Văn Ngàng; Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Đức Long. Phía đại biểu Giáo hội Phật giáo Việt Nam có Hòa thượng Thích Thanh Nhiễu, Phó chủ tịch thường trực Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Thượng tọa Thích Thanh Quyết, Phó chủ tịch Giao hội Phật giáo Việt Nam.
Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa
Bộ trưởng GTVT Trương Quang Nghĩa cho biết, đây là năm thứ 5 Ủy ban ATGT Quốc gia và TƯ Giáo hội Phật giáo Việt Nam chủ trì Đại lễ cầu siêu cho các nạn nhân tử vong vì TNGT. Đại lễ cầu siêu với tinh thần “Tưởng nhớ người đi, vì người ở lại” chuyển tải rất nhiều thông điệp nhân văn, ý nghĩa và thiết thực.
“Đây là một sự kiện đặc biệt, là dịp để chúng ta tưởng nhớ và bày tỏ niềm xót thương với những người không may qua đời khi tham gia giao thông ; cùng chia sẻ để phần nào xoa dịu nỗi đau đối với người thân của họ. Đây cũng là cơ hội để mỗi chúng ta nhắc nhở chính mình, người thân, bạn bè về sự trân quý không gì so sánh được của cuộc sống và hãy làm tất cả những gì có thể để góp phần tạo ra một môi trường giao thông an toàn cho bản thân và cho xã hội, đồng thời chung tay chia sẻ những tổn thất, mất mát của các nạn nhân, gia đình nạn nhân TNGT”, Bộ trưởng Trưởng Quang Nghĩa nhấn mạnh
Thượng tọa Thích Thanh Quyết, Phó chủ tịch Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Thượng tọa Thích Thanh Quyết, Phó chủ tịch Giáo hội Phật giáo Việt Nam cho biết, đối với đạo Phật, vấn đề nhân quả là chính. Từ đó, nếu áp dụng luật nhân quả, chúng ta sẽ nhận ra rằng: “Thà chậm một giây còn hơn gây tai nạn. Lùi đi một bước, thoát được tai ương”.
Đại lễ cầu siêu nạn nhân TNGT tử vong là một hoạt động giàu thông điệp nhân văn được Ủy ban an toàn giao thông quốc gia phối hợp, duy trì từ vài năm nay.
Thu Hương
Đăng nhận xét