Có nhiều chân lý quan trọng trong cuộc sống lại mang vẻ ngoài khá nghịch lý. Thoạt nghe, chúng ta sẽ thấy nó thật nực cười và trái với tự nhiên. Làm sao có thể mâu thuẫn như vậy trong cùng một sự việc?
Nhưng kinh nghiệm thực tế lại chứng minh hết lần đến lần khác, là các nghịch lý đó hoàn toàn chính xác. Hóa ra tất cả những gì chúng ta đã từng biết trước đây, mới chỉ là một nửa của sự thật.
Hãy cùng xem, 20 nghịch lý đó là gì:
Bertrand Russell đã nói: "Thế giới này gặp vấn đề là vì mấy kẻ ngu ngốc thì cứ chắc chắn, còn những người thông minh lại hay nghi ngờ."
Bạn sẽ sớm nhận ra điều này thôi, và khi đó có thể bạn sẽ phát điên lên vì nó.
Tất nhiên rồi, đây là một nghịch lý khác rõ ràng, giống như câu ở trên.
Không ai thích một người cứ nhây với mình.
Cũng giống câu "thất bại là mẹ thành công" thôi. Edison đã thử 10 nghìn lần trước khi tạo được bóng đèn. Michael Jordan bị đuổi khỏi đội bóng rổ trường trung học. Thành công đến từ sự tiến bộ, còn sự tiến bộ đến từ thất bại. Không có con đường tắt nào dành cho bạn đâu.
Bạn cảm thấy khó khăn vì bạn sợ, nếu đã sợ tức là việc đó nên làm. Vượt qua giới hạn của bản thân là điều đúng đắn.
Cuộc đời tỷ lệ với sự dũng cảm của mỗi người. Nếu cả ngày cứ lo lắng về cái chết, bạn sẽ không còn tâm trí để tận hưởng cuộc sống đang diễn ra nữa.
Mỗi lần học thêm được điều gì mới, tư duy của bạn lại đặt ra các câu hỏi bắt bạn phải tiếp tục tìm kiếm tri thức để trả lời cho nó.
Con người thường đối xử với người khác theo cách họ đối xử với chính mình. Có thể mới nhìn bạn sẽ không nhận ra được điều ấy, nhưng tận sâu bên trong, nếu bạn đối xử tồi với người khác, cũng đồng nghĩa với việc bạn đang tự ngược đãi bản thân.
Càng trông mong vào điều gì, càng khó có được điều ấy.
Đừng để nỗi sợ chế ngự bạn. Thế nên mới có câu trên "Việc gì càng khó khăn, việc đó càng đáng làm."
Nhà tâm lí học Carl Jung tin rằng, tính cách của người khác làm bạn khó chịu, chỉ đơn giản là hình ảnh phản chiếu của tính cách bản thân mà bạn đang chối bỏ mà thôi. Còn Freud gọi nó là "sự phản chiếu." Ví dụ, bạn thấy bất an về cân nặng của mình, bạn sẽ gọi người khác là "mập", hoặc bạn lo lắng về cách chi tiêu của bản thân, bạn sẽ phàn nàn và chỉ trích người khác về việc họ tiêu tiền ra làm sao.
Càng ép bản thân làm điều gì vì cho rằng nó quá khó khăn thì sẽ chẳng bao giờ đạt được điều ấy. Nếu bạn sợ bắt chuyện với người lạ, hãy để mọi thứ diễn ra tự nhiên. Vì dù bạn cố gượng ép bản thân phải thế này thế kia thì bạn sẽ không thể làm được nó.
Đây là tâm lý chung của tất cả chúng ta. Ai cũng quan niệm, thứ gì càng có nhiều chứng tỏ nó rất ít giá trị, vì thế bạn sẽ chẳng màng đến nó chút nào.
Cách tốt nhất để duy trì một mối quan hệ tình cảm là đầu tư vào chính mình, để vẫn có thể vui vẻ trong những lúc không có người yêu ở bên.
Rất ít người dám thẳng thắn thừa nhận lỗi lầm của bản thân. Nếu bạn càng thoải mái với việc mình không phải là người giỏi giang, vĩ đại, thì người khác lại càng nghĩ bạn hoàn hảo.
Khi đã hết tình cảm thì bất cứ hành động nào cũng chỉ là trách nhiệm và nghĩa vụ khô khan. Nó cũng chẳng còn ý nghĩa gì nữa.
Những người thường thấy bất an thường khó kiểm soát các mối quan hệ. Người ta sẽ có xu hướng làm tổn thương người khác để bảo vệ mình khỏi bị tổn thương.
Nếu ai cũng dùng cái tôi to đùng để tranh luận, chuyện này sẽ chẳng đi đến đâu cả, bởi vì mọi ý kiến đều là ý chủ quan của người nói. Để thực sự tranh luận, hãy dẹp bỏ cái tôi và cố gắng khách quan nhất có thể.
Đây gọi là nghịch lí của sự lựa chọn. Bạn càng có nhiều lựa chọn, thì bạn càng ít hài lòng với mỗi lựa chọn của mình. Bạn sẽ thấy những lựa chọn khác hấp dẫn hơn, nhưng khi chọn được rồi bạn lại tiếp tục phân vân.
Theo Trí Thức Trẻ/Kenh14
Đăng nhận xét