Ads (728x90)

ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương: Các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên hoàn toàn có thể hủy các quyết định bổ nhiệm cán bộ ở Hải Dương.

Trả lời báo chí bên lề Quốc hội về việc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải Dương có 46 biên chế có tới 44 người là lãnh đạo, ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương (Ninh Thuận): Việc bổ nhiệm tràn lannhư thế thì trách nhiệm vẫn thuộc về người đứng đầu các tỉnh.

Theo ĐB Nguyễn Sỹ Cương, khi cấp dưới của mình bổ nhiệm không đúng, Tỉnh ủy, Ban Tổ chức Tỉnh ủy hoặc Sở Nội vụ hoàn toàn có quyền rà soát và xem xét lại việc bổ nhiệm đó có đúng và đạt yêu cầu hay không?.

So co 44 lanh dao, 2 nhan vien: Co the huy cac quyet dinh bo nhiem? - Anh 1

ĐBQH Nguyễn Sỹ Cương trả lời báo chí bên lề Quốc hội

Ông Cương nêu rõ: Dù rằng việc bổ nhiệm có đúng về quy trình thủ tục, đáp ứng được điều kiện tiêu chuẩn nhưng việc bổ nhiệm quá nhiều cán bộ như vậy cũng phải cần xem xét lại.

Trong Luật Tổ chức Chính phủ khi thảo luận, Quốc hội đã đặt ra rất nhiều việc, trong đó có việc là phải hạn chế số lượng cán bộ, đặc biệt là cán bộ cấp phó. Đây là hiện tượng thực tế mà cơ quan có thẩm quyền cần phải xem xét lại.

“Hiện tượng bổ nhiệm cán bộ tràn làn không phải là việc hy hữu và mới xảy ra. Chính vì vậy, trong diễn đàn Quốc hội đã có đại biểu nói rằng “hoàng hôn nhiệm kỳ” và khi kết thúc nhiệm kỳ lại bổ nhiệm một cách ồ ạt nhiều cán bộ cấp phó và các cấp đã gây ra sự phản cảm khiến dư luận lên án. Và khi đó, tổ chức Đảng ở đó có dám nói lên sự thật, nhìn thẳng vào sự thật để nói lên sự thật đó hay không?. ”, ông Cương nêu ý kiến.

Ông Cương nhấn mạnh: Theo ông, các quy định về bổ nhiệm cán bộ đã đến lúc cần phải quy định một cách chặt chẽ và cụ thể.

Nhiều câu hỏi đặt ra là vậy cách xử lý việc bổ nhiệm Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hải Dương như thế nào? Ông Cương nêu rõ: Việc khắc phục những trường hợp như thế, các cơ quan quản lý nhà nước cấp trên (cụ thể là Tỉnh) hoàn toàn có thể xử lý được đó là hủy các quyết định đó./.

Nhóm PV/VOV.VN

Đăng nhận xét